Răng trẻ bị mủn là tình trạng khá phổ biến. Răng sữa và răng vĩnh viễn hoàn toàn khác nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Răng sữa phát triển toàn diện và mất đi một cách bình thường sẽ tạo tiền đề để răng vĩnh viễn mọc lên an toàn, đều đẹp và khỏe mạnh. Do đó, răng trẻ bị mủn sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ của con mai sau.

1. Các nguyên nhân dẫn đến răng sữa bị mòn
Vào khoảng 6 tháng tuổi, bé bắt đầu mọc răng sữa đau đó sẽ dần dần hoàn thiện nhằm giúp bé ăn dặm và học nói dễ dàng hơn. Ngoài ra, răng sữa có vai trò rất quan trọng trong việc định hình cung hàm, giữ đúng vị trí cho các răng vĩnh viễn mọc đủ và không bị xô lệch. VÌ vậy, chúng ta phải bảo vệ răng cho bé ngay từ khi còn là răng sữa.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sữa bị mòn, trong đó phải kể đến những nguyên nhân phổ biến như:
Vệ sinh răng miệng kém, trẻ lười đánh răng hoặc cha mẹ không chú ý đến vệ sinh răng miệng cho bé.
Trẻ sử dụng nhiều đồ ăn có hàm lượng axit cao, hàm lượng đường cao trong sữa, bánh kẹo,.. cũng à nguyên nhân dẫn đến mủn răng ở bé.
Một nguyên nhân khác cũng khiến răng sữa của bé bị mủn do thiếu fluor - một khoáng chất tự nhiên giúp củng cố men răng, ngăn ngừa mòn răng và sâu răng.
2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng răng sữa bị mòn
Tình trạng răng sữa bị ăn mòn ở trẻ nhỏ thường diễn ra trong thời gian dài. Theo đó, răng sữa bị mòn trong giai đoạn đầu khó nhận biết bằng mắt thường. Chỉ khi chân răng sữa bị mòn lộ rõ mới được phát hiện. Một số dấu hiệu cho thấy tình trạng răng sữa bị mòn ở trẻ nhỏ như sau:
Đau răng: Men răng sữa bị mòn khiến răng không còn lớp bảo vệ tốt. Chân răng sữa bị mòn còn ảnh hưởng đến vùng nướu xung quanh, dẫn đến đau răng.
Bề mặt răng sữa bị xỉn màu: Tại chỗ răng sữa bị mòn, mất lớp men, lộ ra dải màu trắng xỉn nằm trên bề mặt răng sữa gần viền nướu. Khi tình trạng mòn trên răng sữa trở nên trầm trọng hơn, dải màu trắng xỉn này sẽ chuyển sang màu vàng, nâu hoặc thậm chí là đen. Điều này cho thấy răng sữa bị mòn vẫn tiến triển thành sâu răng.
Răng sữa nhạy cảm hơn: Lớp men trên răng sữa bị mòn khiến răng sữa trở nên nhạy cảm hơn, trẻ cảm thấy khó chịu, nhất là khi ăn uống quá lạnh hoặc quá nóng.
Nướu quanh răng sữa bị sưng tấy: Ngoài tình trạng răng sữa bị mòn và rách rõ ràng, nướu của trẻ xung quanh răng bị tổn thương còn bị sưng tấy, thậm chí chảy máu.

3. Những ảnh hưởng khi răng trẻ bị mủn
3.1. Ảnh hưởng sự phát triển của trẻ nếu răng trẻ bị mủn
Răng trẻ bị mủn sẽ gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt, khó khăn trong ăn nhai. Khiến trẻ lo sợ và không thể ăn uống bình thường. Lâu dần làm cơ thể của con thiếu nhiều chất dinh dưỡng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, trí não đến con.
3.2. Phát sinh các bệnh lý về răng miệng sau này khi răng bé bị mủn
Răng trẻ bị mủn làm phát sinh các bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Một chiếc răng mủn sẽ làm lây lan và tăng nguy cơ sâu răng cho các răng bên cạnh. Sâu răng ăn mòn đến chân răng, hủy hoại răng làm tổn thương nướu, áp xe chân răng…
3.3. Trẻ bị mủn răng ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn trong tương lai
Nếu răng sữa bị mất sớm sẽ làm ảnh hưởng lên quá trình mọc răng vĩnh viễn. Khi răng sữa bị mủn sâu cần phải nhổ bỏ. Khi ấy thời gian chờ đợi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ dài hơn. Trong khoảng thời gian chờ đợi đó, nướu sẽ đóng kín lại và nhẵn hơn gây nên tình trạng răng vĩnh viễn mọc lên khó khăn, gây ra những sai lệch, làm răng vĩnh viễn lệch lạc, mất thẩm mỹ về sau, ảnh hưởng đến trẻ trong tương lai.
4. Khắc phục tình trạng răng trẻ bị mủn hiệu
Để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng răng sữa bị mủn ở trẻ, các bậc phụ huynh nên lưu ý những vấn đề sau:
4.1. Thay đổi chế độ ăn uống khoa học
Bố mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn chứa nhiều đồ ngọt, tinh bột dễ dính vào các kẽ răng, khó làm sạch.
Bổ sung cho trẻ các thực phẩm chứa nhiều Canxi và Flour cho con như cá biển, trứng, cua, sữa, nho khô …để có đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho răng phát triển và chắc khỏe, ngăn chặn vi khuẩn gây tổn thương cho răng.
Tăng cường các thức ăn chứa chất xơ để làm sạch các mảng bám, răng trắng sạch.
Không nên cho trẻ bú bình khi ngủ vì điều này có thể làm hình thành mảng bám và phá hủy răng sữa. Nếu trẻ khó ngủ, có thể cho trẻ ngậm núm vú giả. Sau khi trẻ bú xong, cha mẹ nên cho trẻ uống nước và dùng khăn ẩm hoặc gạc chuyên dụng để lau nướu, răng cho trẻ.
4.2. Vệ sinh răng miệng cho trẻ tránh răng trẻ bị mủn
Tùy theo độ tuổi, bạn sẽ có những cách vệ sinh răng miệng cho con. Đối với các con dưới một tuổi, bạn có thể sử dụng với các miếng gạc, nước muối để làm sạch khoang miệng, lưỡi và răng cho con. Đặc biệt là sau khi trẻ bú sữa hay ăn dặm.
Đối với trẻ từ 1.5 tuổi trở lên, bạn hãy thử tập cho trẻ đánh răng. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên chọn lựa loại kem đánh răng và bàn chải phù hợp để trẻ yêu thích việc chải răng hơn.
Nên hướng dẫn trẻ uống từ sớm bằng cốc và có thói quen uống nước thường xuyên, đặc biệt là uống nước, súc miệng sau khi ăn và uống sữa để giúp làm sạch răng miệng và không tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Đặc biệt, bạn nên sử dụng xịt răng miệng Baby’s Tooth sau khi vệ sinh răng miệng cho bé để tăng cường men răng cho bé. Với chiết xuất từ những thảo dược như tía tô, đinh hương, lòng đỏ trứng gà, … sản phẩm an toàn tuyệt đối nhưng vẫn rất hiệu quả. Vậy bạn còn chần chờ gì mà không nhanh tay đặt mua sản phẩm về sử dụng để bảo vệ răng miệng bé luôn khỏe mạnh.
